shunshine group

Phiên giao dịch ngày 14/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

28/07/2021 11:33

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 14/7/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 13/7/2021

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu SGP với giá trị hợp lí là 25.000 đồng/cp

Trong quý 1/2021, CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 317 tỷ VND (+30% YoY) và 96 tỷ VND (+371% YoY) nhờ hiệu suất khai thác cảng cải thiện.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh +62% YoY nhờ Cảng SSIT chuyển biến tích cực. Khoản đầu tư giá trị tại dự án Nhà Rồng – Khánh Hội.

QUAN ĐIỂM KĨ THUẬT (Dành cho NĐT ngắn hạn): Nhà đầu tư nên cân nhắc đứng ngoài theo dõi chờ những diễn biến tích cực hơn của cổ phiếu.

RỦI RO: COVID-19 diễn biến phức tạp làm hạn chế hoạt động giao thương xuất nhập khẩu. Dự án Nhà Rồng – Khánh Hội chậm tiến độ.

phien giao dich ngay 1472021 nhung co phieu can luu y
Hình minh họa

BSC dự báo DTT và LNST 2021 lần lượt đạt 1,080 tỷ VND (+15,4% YoY) và 373 tỷ VND (+62% YoY), tương đương EPS FW2021=1.723 VND/cp, tương ứng với mức P/E FW2021=13.8x với giả định: (1) Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng của SGP đạt 9,9 triệu tấn (+12% YoY) và (2) Sản lượng cảng SSIT đạt 1,3 triệu TEUs (+30% YoY) giúp lãi từ liên doanh liên kết tăng đạt 85 tỷ VND, tăng gấp 12 lần cùng kỳ.

BSC khuyến nghị MUA mã cổ phiếu SGP với giá trị hợp lí là 25.000 VND/CP, +18% so với mức giá ngày 13/07/2021 dựa trên phương pháp định giá P/E với mức P/E mục tiêu 2021 = 14,5x nhằm phản ánh kỳ vọng tăng trưởng của SGP đến từ tiềm năng Cảng SSIT và dự án Nhà Rồng – Khánh Hội.

Cắt lỗ cổ phiếu KBC nếu mất ngưỡng hỗ trợ 30.000 đồng/cp

Cổ phiếu KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP – sàn HOSE) đang hình thành ngưỡng hỗ trợ tại vùng giá 32.5. Thanh khoản cổ phiếu nằm dưới ngưỡng trung bình 20 phiên.

Chỉ báo MACD đang dần chuyển hướng sang tích cực trong khi chỉ báo RSI đang báo hiệu nhịp hồi phục từ kênh Bollinger dưới. Đường giá cổ phiếu nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn vẫn chưa hình thành.

Nhà đầu tư trung hạn có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 32.5 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 40.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 30.0.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VCB

LNTT sơ bộ quý 2/2021 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE - Mã: VCB) được công bố đạt khoảng 6,0 nghìn tỷ đồng (-31%QoQ/ +3%YoY). LNTT của VCB trong nửa đầu năm 2021 khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng (+35% YoY), hoàn thành 58% kế hoạch cả năm của ngân hàng và 48% dự báo của chúng tôi cho năm 2021E.

Tín dụng tăng 9,8% YTD (so với hạn mức ban đầu là 10,5%), đạt 920 nghìn tỷ đồng. Tín dụng khách hàng cá nhân (+11,9%YTD) chiếm 54,8% tổng dư nợ tính đến cuối Q2/2021, so với năm 2020 là 53,5%. Theo các phương tiện truyền thông, VCB đã nộp đơn xin cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng lên 14% và đang chờ NHNN chấp thuận.

Tiền gửi khách hàng đạt khoảng 1.051 nghìn tỷ đồng (+1,8% YTD).

Ngân hàng công bố LNHĐKD trước dự phòng (PPOP) trong 6T2021 đạt khoảng 19,6 nghìn tỷ đồng (+30% YoY). Vì vậy, PPOP Q2/2021 đạt khoảng 8,6 nghìn tỷ đồng (-21% QoQ/+14% YoY).

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng nhẹ +3bp QoQ và 7bp YoY, đạt 0,91% tính đến hết Q2/2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 280% (+1ppt QoQ/+26ppt YoY), VCB có thể là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao thứ hai trong ngành; tỷ lệ LLR sơ bộ của VCB thấp hơn so với mức 311% của MBB.

FSC tin rằng, mức tăng trưởng tín dụng cao và thu nhập phí cao là những mặt tích cực đối với PPOP, nhưng chi phí trích lập dự phòng cao khiến lợi nhuận bị suy giảm. FSC sẽ có những phân tích cụ thể hơn sau khi ngân hàng công bố đầy đủ báo cáo tài chính.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao của VCB tiếp tục cho thấy chính sách quản trị thận trọng đối với rủi ro tín dụng. Với mức tỷ lệ LLR cao, VCB hoàn toàn linh hoạt hơn so với hầu hết các ngân hàng khác trong việc giảm trích lập dự phòng, và từ đó giúp thúc đẩy lợi nhuận mà không làm suy giảm chất lượng tài sản.

Chất lượng tài sản vững chắc với tỷ lệ nợ xấu vẫn ớ mức thấp, nhưng cần chú ý khả năng gia tăng nợ xấu trong tương lai. Thu nhập phí tiếp tục tăng cao nhờ vào việc ghi nhận phí trả trước và doanh thu bancassurance.

Cổ phiếu đang giao dịch tương ứng với P/B năm 2021E là 3,5x, so với trung vị ngành là 1,9x. FSC tiếp tục xem VCB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam với tỷ lệ LLR cao và tỷ lệ NPL thấp, và FSC tin VCB xứng đáng với mức định giá này. Theo đó, FSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCB.

Chờ đợi giá cổ phiếu MBB điều chỉnh trước khi tích lũy thêm

LNTT sơ bộ quý 2/2021 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE - Mã: MBB) đạt khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng (-25% QoQ/+17% YoY). Tăng trưởng tín dụng cao và quản lý chi phí hiệu quả là những mặt tích cực, nhưng chi phí trích lập dự phòng cao là yếu tố làm giảm lợi nhuận. LNTT 6 tháng đầu năm đạt khoảng 8,0 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch cả năm của MBB và 56% dự báo năm 2021E của chúng tôi.

Tăng trưởng tín dụng là 10,5% YTD (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp), đạt 340 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng công bố thị phần cho vay khách hàng là 4,9% (+20bp YTD) tính đến Q2/2021. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) giảm còn 28,6% (-1,9ppt QoQ/-8,4ppt YoY). Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng giảm đáng kể còn 0,76% (-33bp YTD).

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của MBB tăng vọt lên đến 311% (+177ppt YTD) trong Q2/2021. Mức này vượt qua cả tỷ lệ LLR của VCB là 280%, và MBB có thể là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất ngành.

LNTT Q2/2021 đạt khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng (-25% QoQ/+17% YoY), nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng chi phí trích lập dự phòng.

FSC tin rằng dự báo lợi nhuận năm 2021E của FSC đối với MBB là hoàn toàn có thể đạt được nhờ vào tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mục tiêu đặt ra và việc quản lý chi phí đạt hiệu quả cao.

Chất lượng tài sản vẫn duy trì vững chắc. FSC tin rằng, việc tăng trích lập dự phòng và tỷ lệ LLR cho thấy MBB đã thận trọng để chuẩn bị cho một tương lại không thể đoán trước. MBB đang có một chiến lược đúng đắn bằng cách tăng trích lập dự phòng nợ xấu nhằm hạn chế việc chất lượng tài sản bị suy giảm trong tương lai.

MBB đang giao dịch với P/B 2021E tương đương với mức trung vị ngành, mặc dù MBB có chất lượng hoạt động vượt trội hơn so với ngành. FSC tin rằng MBB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với các ngân hàng còn lại và FSC tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA. Tuy nhiên, giá cổ phiếu MBB đã tăng 71% YTD và tăng 52% trong bài báo cáo cập nhật gần đây nhất hồi tháng 3, và FSC khuyên các nhà đầu tư nên chờ đợi giá điều chỉnh trước khi tích lũy thêm cổ phiếu.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 13/7/2021: Lực cầu chưa đủ mạnh để giúp chỉ số đảo chiều

VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng và dù áp lực bán gia tăng trong phiên chiều nhưng sau đó lực cầu ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 13/7/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như DXG, LPB, SJS, HNA… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Khối ngoại trở lại bán ròng cổ phiếu VN30 sau 2 phiên gom mạnh

Trong phiên VN-Index tăng không đáng kể ngày 13/7/2021, khối ngoại đảo chiều bán ròng trở lại sau 2 phiên mua ròng trước đó. Họ ...

Bạn đang đọc bài viết "Phiên giao dịch ngày 14/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh