Kinh doanh cơm văn phòng "thời bão giá"

Giá xăng tăng từng ngày khiến chi phí sinh hoạt đắt đỏ theo. Rất nhiều người lao động phải thắt lưng buộc bụng để chi tiêu cho hợp lý.

Thời giá leo thang, bữa cơm văn phòng cũng vì thế mà trở thành mối lo "nâng lên, đặt xuống" của nhiều người.

Chị Đặng Phương Hà (ngụ Tp.Thủ Đức) hiện làm việc cho một công ty xây dựng với mức lương cứng chưa tới 10 triệu đồng/tháng. Mỗi buổi trưa đi làm, chị thường ăn bún, hủ tiếu, bánh canh hoặc cơm tấm, giá từng món dao động 30.000-70.000/suất.

Tuy không có thói quen ghi chép hay tính toán tỉ mỉ từng khoản tiền, nhưng vẫn nhận ra mình đang tiêu nhiều hơn so với trước đây.

“Mình chọn đặt cơm ở ngoài vì không có thời gian chuẩn bị cơm mang theo, cũng muốn thời gian nghỉ trưa của mình kéo dài hơn. Hiện nay mọi chi phí đều tăng, giá xăng tăng mà suất cơm cũng tăng gấp đôi nên mình cũng rất cân đo đong đếm giữa các app giao đồ ăn xem app nào có nhiều mã giảm giá hơn mới đặt đồ ăn”, chị Hà chia sẻ.

Còn với chị Nguyễn Ngọc Dung (quận Tân Phú), từ khi các chi phí theo giá xăng tăng theo,  chị đã bắt đầu nấu nướng tại nhà để chuẩn bị các bữa ăn trong ngày để tiết kiệm tài chính. Thay vì rủ rê đồng nghiệp đi ăn ngoài hàng quán, cà phê, đi mua đồ thì mỗi khi tan ca chị lại về sớm đi để đi chợ để chuẩn bị cho phần cơm đi làm ngày hôm sau.

“Trước đây mình cũng đặt đồ ăn bên ngoài nhưng giờ giá thành tăng lên mắc quá nên mình quyết định nấu ở nhà mang theo cho tiết kiệm và điều chỉnh được lượng thức ăn. Hồi trước mỗi lần ăn khoảng 30-35 ngàn mà nay tăng lên tận 50 ngàn thì thấy nó quá cao vì khi mình nấu ở nhà thì 50 ngàn có thể chia thành 2 bữa”, chị Dung tính toán.

Tiêu dùng & Dư luận - Kinh doanh cơm văn phòng 'thời bão giá'

Những bữa cơm văn phòng  khi "bão giá" cũng khiến không ít người phải tính toán.

Theo nhiều chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng ăn uống trên địa bàn Tp.HCM trước áp lực giá xăng, gas tăng tiếp tục leo thang trong thời gian qua đã khiến họ nơm nớp lo sợ lỗ vốn vì chi phí đầu vào đội lên cao.

Trước đây, mỗi ngày bếp ăn của anh Nguyễn Hồng Đức (quận 7) cung cấp khoảng 150 suất trở lên nhưng sau khoảng thời gian giá cả tăng thì bếp ăn của anh chỉ còn dưới 100 suất mỗi ngày. Đặc biệt anh phải cân đo đong đếm và thay đổi món ăn mỗi ngày để giữ khách.

“Hiện tại quán của mình rất nhiều khó khăn như nguyên vật liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng cao so với bình thường. Hiện tại, tăng 20% nguyên liệu rau củ quả và bao bì cũng tăng.

Trước đây khi đi chợ, nhập nguyên liệu mình không phải tính toán quá chi li về số lượng có thể là do chi phí lúc trước còn phù hợp mình có thể mua dư phải tính toán cân đo đong đếm cho mỗi ngày", anh Đức - Quản lí bếp Anan Food, quận 7 cho hay.

Tiêu dùng & Dư luận - Kinh doanh cơm văn phòng 'thời bão giá' (Hình 2).

Bếp ăn của anh Đức gồng gánh để không bị mất khách.

Việc giá xăng dầu liên tục lập đỉnh, kéo theo giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng theo đang ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng và các hộ kinh doanh. Nhiều chủ quán phải đau đầu vì lựa chọn tiếp tục gồng gánh, giảm bớt lợi nhuận hay tăng giá món ăn với nỗi lo mất khách.

 “Bên khách của quán hiện tại tăng giá thì rất khó, không thể tăng theo giá thị trường hiện tại. Khó khăn của bếp hiện tại là phải tính toán để giữ giá cũ mà suất ăn phục vụ vẫn như lúc trước vẫn giữ tốt chất lượng nhưng chi phí không tăng. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí thì hầu như quán hiện tại chỉ lãi được từ 5-7% so với trước đây thì quán lợi nhuận khoảng 15%”, anh Đức - Quản lí bếp Anan Food, quận 7 cho biết thêm.

Tuy giá xăng, gas tăng cao nhưng cửa hàng cơm tấm này của anh Nguyễn Trung Thừa (Tp.Thủ Đức) chưa thể tăng giá dịch vụ và khẩu phần ăn của khách thời điểm này bởi sau dịch, khách hàng cũng gặp không ít khó khăn, phải hạn chế chi nhiều trong việc chi tiêu, mua sắm.

Dẫu vậy, giá xăng và gas tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, cửa hàng anh có thể sẽ giảm bớt nguyên liệu để giữ nguyên giá bán.

Tiêu dùng & Dư luận - Kinh doanh cơm văn phòng 'thời bão giá' (Hình 3).

Quán cơm tấm của anh Thừa đang phải thắt chặt chi tiêu để không nâng giá.

“Giá thị trường tăng như vậy ảnh hưởng tới doanh thu của quán, giá gạo ngày trước tầm 12, 13 thì nay đã lên 15 ngàn/ký, dưa leo ngày trước 10 ngàn thì nay tăng lên 16 ngàn, hành lá trước 20 ngàn/ký còn giá thị trường hiện tại là 40 ngàn/ký. Mặc dù, giá cả tăng như vậy nhưng khẩu phần và định lượng không thể bớt được”, anh Thừa chia sẻ.

Để giữ khách và tiết kiệm tối đa chi phí, anh Thừa chấp nhận tự giao những đơn hàng nhỏ lẻ, phục vụ khách miễn phí tận nơi

“Để cải thiện tình hình thì quán tiết kiệm điện, nước, đi tìm những nhà cung cấp có giá cả phù hợp hơn. Mình có chạy những chương trình ưu đãi tại quán, chăm sóc khách hàng cũ và mới, đi giao cơm, ship cơm tận nhà”, anh Thừa chia sẻ thêm.

Kinh doanh cơm văn phòng là dịch vụ ăn khách tại Tp.HCM, nhưng hiện nay, với mức chi phí đầu vào gia tăng nhanh thì các quán cơm cũng phải đối mặt với việc giảm lợi nhuận thậm chí chấp nhận huề vốn để giữ chân khách qua thời bão giá. Còn với nhiều thực khách, bữa cơm văn phòng với giá bình dân cứ tăng dần đều, giờ đây cũng là một phép tính tính toán cho hợp với thu nhập và hoàn cảnh thực tế.

Link nội dung: https://www.nhipsongdothi.vn/kinh-doanh-com-van-phong-thoi-bao-gia-170100.html