shunshine group

Thị trường gạo thế giới tiếp tục lao dốc

28/07/2021 11:33

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm xuống gần đáy trong hơn một năm qua. Nguyên nhân dẫn đến giá gạo giảm mạnh là do nguồn cung mới được đưa vào thị trường nhưng nhu cầu vẫn duy trì ở mức thấp.

Giá cà phê hôm nay 19/7/2021: Dự báo tiếp tục tăng cao

Giá heo hơi hôm nay 19/7/2021: Miền Bắc giảm sâu

Theo Reuters, tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - gạo Ấn Độ, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ghi nhận ở mức 364 - 368 USD/tấn trong tuần trước, kéo dài chuỗi giảm từ 367 - 371 USD/tấn của tuần trước nữa.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền Nam nước này, cho biết nhu cầu xuất khẩu đang yếu. Nguồn cung gạo đã tăng sau khi chính phủ bắt đầu phân phối gạo cho người dân nghèo. Nông dân Ấn Độ đã trồng lúa trên 11,5 triệu ha tính đến ngày 9/7.

Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, chính phủ nước này đã cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu 1 triệu tấn gạo để hạ giá trong nước. Quốc gia Nam Á đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong nửa đầu năm nay, mức cao nhất trong ba năm.

thi truong gao the gioi tiep tuc lao doc
Giá gạo Ấn Độ, Thái Lan tiếp tục lao dốc trong tuần qua (Ảnh minh họa)

Cùng với Ấn Độ, giá gạo Thái Lan tiếp tục giảm trong tuần qua. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019, đạt 405 - 412 USD/tấn vào tuần trước, giảm từ 410 - 425 USD/tấn của tuần trước nữa.

Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết đồng baht Thái Lan giảm giá so với USD tiếp tục làm giảm giá xuất khẩu. Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 1,78 triệu tấn gạo trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu chính thức cho thấy.

Biến động tỷ giá hối đoái và hạn hán dự kiến cũng là nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm của quốc gia Đông Nam Á không đạt mục tiêu. Cụ thể, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), quốc gia này chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn trong giai đoạn này, giảm 21,03% so với cùng kỳ năm ngoái, theo nationthailand.

Với mục tiêu cả năm là 6 triệu tấn, trị giá 5 tỷ USD, Thái Lan có thể chỉ xuất khẩu được 5,7 triệu tấn.

Theo TREA, để xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm, quốc gia này phải xuất khẩu trung bình 500.000 tấn mỗi tháng. Xuất khẩu gạo của Thái Lan hiện đang thấp hơn mục tiêu.

Tại thị trường trong nước, giá gạo 5% tấm không đổi so với tuần trước nữa ở mức 465 - 470 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.

"Nông dân đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu ở hầu hết khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thương mại còn chậm do các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19", một thương lái có trụ sở tại TP HCM cho hay.

Các thương nhân cho biết giá lúa trong nước có thể giảm trong những tuần tới do nguồn cung từ vụ thu hoạch tăng lên, trong khi các biện pháp hạn chế di chuyển dự kiến vẫn được duy trì. "Một số thương nhân đã ngừng mua gạo của nông dân do đại dịch COVID-19", một thương nhân khác tại TP HCM cho biết.

Giá lúa gạo hôm nay (19/7) tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tăng giảm trái chiều giữa các mặt hàng, theo hướng giảm mạnh với gạo nguyên liệu và tăng nhẹ với giá thành phẩm.

Cụ thể, tại An Giang, sau khi giảm mạnh vào cuối tuần, đầu tuần này giá lúa đi ngang. Theo đó, giá lúa nếp Long An (tươi) ở mức 4.400 - 4.600 đồng/kg; OM 18 giá 5.800 - 6.200 đồng/kg; Nếp vỏ tươi giá 4.200 - 4.300 đồng/kg; IR 50404 (tươi) giá 5.100-5.300 đồng/kg; Nếp vỏ khô 6.600 - 6.800 đồng/kg; IR 50404 (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; OM 6976 (tươi) 6.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 (tươi) 5.900-6.000 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.200 - 6.350 đồng/kg; OM 5451 giá 5.500 - 5.700 đồng/kg.

Hiện tại tình hình dịch bệnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn biến phức tạp, tất cả các địa phương đều thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên các địa phương vẫn đang tạo điều kiện để thương lái, doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con nông dân.

Với giá gạo hôm nay tăng giảm trái chiều. Cụ thể gạo NL IR 504 giảm 450-500 đồng, xuống còn 7.200 -7.300 đồng/kg; gạo TP IR 504 giảm 50 đồng, còn giá 8.400- 8.500 đồng/kg; tấm 1 IR 504 tăng 150 đồng, lên ổn định 7.250-7.350 đồng/kg. Riêng cám vàng ổn định 7.550 đồng/kg.

Tại các chợ của An Giang, nếp ruột tiếp tục duy trì ở mức 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thường ổn định ở mức 11.000 - 12.000 đồng/kg…

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu ổn định. Cụ thể, gạo 5% tấm ở mức 468-472 USD/tấn; gạo 25% tấm giá 448-452 USD/tấn; gạo 100% tấm 413-417 USD/tấn; Jasmine 558-562 USD/tấn.

Với mức giá hiện tại, nhiều thương nhân xuất khẩu cho biết họ bị lỗ bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cước tàu biển tăng phi mã trên thế giới, còn tại nội địa việc gặt lúa Hè thu đang hết sức khó khăn.

Bạn đang đọc bài viết "Thị trường gạo thế giới tiếp tục lao dốc" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh