shunshine group

Cần quy định rõ thế nào là ép mua bảo hiểm để giảm số 'nạn nhân'

05/04/2024 16:15

Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, thành viên Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng cần quy định rõ thế nào là ép mua bảo hiểm. Trong khi thực tế không loại trừ nhiều ngân hàng đề nghị khách mua mới cho vay nhưng trên giấy tờ lại là tự nguyện.

Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, 54% hợp đồng bảo hiểm của AIA bị hủy sau 1 năm mua qua ngân hàng - Ảnh: CTV

Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, 54% hợp đồng bảo hiểm của AIA bị hủy sau 1 năm mua qua ngân hàng - Ảnh: CTV

Khách vay vẫn phải mua bảo hiểm dù không có nhu cầu

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Nguyên Đán nói: Theo kết luận thanh tra Công ty Sau lùm xùm bán bảo hiểm qua ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm lao dốcHủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng: Có hãng lên đến 73%

Vậy ai sẽ định nghĩa hành vi ép là như thế nào? Trường hợp bị ép mua bảo hiểm thì người vay vốn bị ép mua có thể khiếu nại lên đâu?

Nhưng tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mua qua ngân hàng sau 1 năm lên tới hơn một nửa cho thấy khách hàng có bị ép mua bảo hiểm.

Thực tế, khách hàng không mua bảo hiểm thì rất khó được giải ngân. Còn nếu mua bảo hiểm nhân thọ thì khách hàng sẽ được ngân hàng ưu đãi về lãi suất, giải ngân nhanh.

Mặt khác, có tình trạng lách luật bằng cách khách đi vay mua bảo hiểm cho người thân.

Ngân hàng bán bảo hiểm để được hưởng hoa hồng

* Tại sao ngân hàng lại tìm nhiều cách để bán bảo hiểm nhân thọ như vậy?

- Hầu hết ngân hàng ép khách vay phải mua bảo hiểm là do có ký kết độc quyền với công ty bảo hiểm trong thời gian dài.

Ngân hàng đã nhận được khoản tiền là phí trả trước, giống như tiền thưởng hoa hồng kinh doanh nhưng được trả trước một lần. Phí trả trước rất lớn.

Khi nhận được số tiền đó, ngân hàng thường đẩy chỉ tiêu bán bảo hiểm vào các bộ phận kinh doanh của mình.

Bộ phận dễ triển khai bán bảo hiểm nhân thọ nhất, theo góc nhìn của họ, là tín dụng. Khi khách hàng vay thì lệ thuộc vào ngân hàng.

* Nhưng mua bảo hiểm nhân thọ, khách hàng sẽ được ưu đãi lãi vay. Theo ông, điều này có hợp lý?

- Đây là chiêu của ngân hàng. Khách hàng sẽ được giảm lãi suất cho vay nếu mua bảo hiểm nhân thọ. Điều này là không phù hợp.

Bởi ngân hàng cho vay từ nguồn tiền của người gửi tiền. Người gửi tiền mong đợi ngân hàng sẽ thẩm định tín dụng để đảm bảo an toàn tiền gửi.

Như vậy, khách hàng đi vay muốn nhận lãi suất thấp thì phải chứng minh được phương án vay hiệu quả, khả năng trả nợ...

Nên ngân hàng giảm lãi suất vì khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ cho thấy ngân hàng không hành xử hợp lý với niềm tin của người gửi tiền.

Ngân hàng chỉ tìm cách đạt được lợi ích của mình trong khoản hoa hồng và phí trả trước bảo hiểm nhân thọ mà thôi.

Kết luận thanh tra về bảo hiểm AIA: 57% hợp đồng mua qua ngân hàng bị hủy sau 1 nămKết luận thanh tra về bảo hiểm AIA: 57% hợp đồng mua qua ngân hàng bị hủy sau 1 năm

Bộ Tài chính cho biết theo báo cáo của bảo hiểm AIA Việt Nam, 57% là tỉ lệ hủy, mất hiệu lực hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mua qua ngân hàng trong năm đầu ký với công ty.

Bạn đang đọc bài viết "Cần quy định rõ thế nào là ép mua bảo hiểm để giảm số 'nạn nhân'" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh