shunshine group

Doanh nghiệp và ngân hàng còn ‘găm’ ngoại tệ, USD còn ‘căng’?

28/04/2024 02:00

Đội ngũ phân tích chứng khoán Phú Hưng cho rằng một số doanh nghiệp FDI cũng như các ngân hàng thương mại vẫn còn xu hướng găm giữ ngoại tệ khi Fed chưa giảm lãi suất USD.

Tỉ giá vẫn là rủi ro hiện hữu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tỉ giá vẫn là rủi ro hiện hữu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong báo cáo vừa công bố, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, tính đến ngày 22-4, 206 tỉ USD kiều hối đã đổ về Việt NamTừ hôm nay Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ để hạ nhiệt sốt giá USD

Sau khi hủy phiên đấu thầu ngày 22-4, kênh đấu thầu vàng đã chính thức trúng thầu vào ngày hôm sau với khối lượng vàng trúng thầu 3.400 lượng trên 16.800 lượng chào thầu (tương ứng 20%).

Điều này đồng nghĩa với việc NHNN hút vào khoảng 276 tỉ đồng.

Dù vậy, PHS vẫn giữ quan điểm thận trọng khi cho rằng "nhu cầu USD vẫn chực chờ từ nhập khẩu và thanh toán thu nhập đầu tư cho các doanh nghiệp FDI".

Số liệu từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trong quý 1-2024 đã tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng trưởng nhập khẩu của khu vực trong nước tăng tới 19,2%.

"Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 cũng thường là giai đoạn các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển lợi nhuận về nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng như các ngân hàng thương mại vẫn còn xu hướng găm giữ ngoại tệ khi Fed chủ trương chưa giảm lãi suất đồng bạc xanh ngay", báo cáo từ PHS nhận định.

Tất cả những yếu tố này đã khiến cho lượng cung USD trên thị trường vẫn đang đối mặt với tình trạng nhu cầu tăng cao.

Dư địa bán USD không quá dồi dào

Ông Đinh Quang Hinh - trưởng bộ phận vĩ mô khối phân tích chứng khoán VNDirect - ước tính dự trữ ngoại hối hiện tại của Việt Nam vào khoảng 94 tỉ USD, tương đương 3,4 tháng nhập khẩu, chỉ cao hơn đôi chút so với khuyến nghị của IMF là 12 - 14 tuần nhập khẩu.

Vì vậy, nguồn lực để bán USD không quá dồi dào. Theo ông Hinh, tỉ giá hối đoái vẫn là một rủi ro đáng chú ý và cần được theo dõi chặt chẽ cho đến cuối quý 3-2024.

Ông Nguyễn Nhật Minh - chuyên gia Học viện Nghiên cứu ngân hàng - cho biết việc đồng USD mạnh lên đáng kể thì các doanh nghiệp vay nợ bằng USD hay các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu thiệt thòi.

"USD tăng giá dẫn đến lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái cũng như sự gia tăng về chi phí nhập khẩu. Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ kéo cầu tiêu dùng của người dân suy giảm, từ đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp", ông Minh nói với Tuổi Trẻ.

Ngược lại, ông Minh cho biết, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ chênh lệch tỉ giá tăng.

Tuy nhiên, theo vị này, vẫn cần phải đặt mục tiêu ổn định tỉ giá là ưu tiên nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nợ công, nợ doanh nghiệp, nhập khẩu cũng như đảm bảo sự an tâm đối với tâm lý nhà đầu tư.

Găm giữ ngoại tệ vẫn tiếp diễn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nghiêm Sỹ Tiến - chuyên gia phân tích chứng khoán KB (KBSV) - nhắc tới yếu tố “carry trade” hay hoạt động găm giữ USD khi bàn về lý do tăng tỉ giá, ngoài nguyên nhân từ đà tăng của chỉ số DXY, nhu cầu nhập khẩu tăng.

“Carry trade” hay gọi là giao dịch chênh lệch lãi suất để hưởng lợi nhuận. NHNN mặc dù nhận thấy những áp lực ngay từ đầu năm, đã chủ động phát hành tín phiếu từ đầu tháng 3 nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

“Lý do khiến cho đợt phát hành tín phiếu này trở nên kém hiệu quả do động thái này chỉ tác động tới hoạt động carry trade của các ngân hàng, trong khi nhu cầu thanh toán USD để nhập khẩu và các hoạt động xuất khẩu nhưng trì hoãn, găm giữ USD vẫn tiếp diễn”, chuyên gia KBSV nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tiến, sự trái chiều trong chính sách điều hành lãi suất khiến chênh lệch lãi suất đồng USD - VND trong 2-3 tháng đầu năm ở mức cao. Do vậy, một số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ lựa chọn gửi USD ở nước ngoài thay vì mang về Việt Nam luôn nhằm hưởng lãi suất cao hơn.

Bán USD giá cao nhưng vẫn loBán USD giá cao nhưng vẫn lo

Dù được hưởng lợi khi tỉ giá tăng, nhiều doanh nghiệp cũng đau đầu do chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng theo giá USD.

Bạn đang đọc bài viết "Doanh nghiệp và ngân hàng còn ‘găm’ ngoại tệ, USD còn ‘căng’?" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh