shunshine group

Thịt nhập 'đe dọa' ngành chăn nuôi, 4 hiệp hội cùng đứng đơn kiến nghị

15/03/2024 12:14

Bốn hội, hiệp hội thuộc ngành chăn nuôi vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất bãi bỏ loạt quy định gây lãng phí và kiểm soát vấn đề thịt nhập.

Thịt heo được bày bán tại một siêu thị - Ảnh: C.TUỆ

Thịt heo được bày bán tại một siêu thị - Ảnh: C.TUỆ

Chủ tịch Hội Thịt nhập lậu 'đe dọa' ngành chăn nuôiThịt nhập lậu 'đe dọa' ngành chăn nuôiĐỌC NGAY

Việc nhập khẩu (chính ngạch và nhập lậu) ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta hiện nay đang là vấn đề hệ trọng, gây ra rất nhiều rủi ro, hệ lụy như gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Đồng thời gây rủi ro lớn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

"Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3-5 năm tới khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi" - các hội và hiệp hội lo ngại.

Do đó, các hội và hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ban, bộ, ngành khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật và chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi.

Trong đó có vấn đề tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào Việt Nam.

Như kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... họ đưa ra các yêu cầu về xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao hay mỗi nước trung bình chỉ cho phép có từ 3-5 cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không là được phép nhập khẩu vật nuôi sống.

Đối với vấn đề nhập lậu, các hội và hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này vì sản phẩm chăn nuôi trong nước chúng ta đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y

Các hội và hiệp hội kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cho chỉnh sửa quy định này trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong thời gian chờ sửa luật thì cho phép tạm ngừng việc thực hiện công bố hợp quy với mặt hàng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Theo các hội và hiệp hội, việc công bố hợp quy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y hiện nay là hoàn toàn hình thức, mang nặng tính đối phó của người dân, doanh nghiệp.

Trong khi chi phí cho việc đánh giá công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y là rất tốn kém.

"Chỉ tính riêng phần chi phí phân tích thử nghiệm mẫu đã là rất lớn. Đơn cử như với thức ăn chăn nuôi hoặc thuốc thú y dao động từ 2 - 4 triệu đồng/sản phẩm và từ 10 - 20 triệu đồng/sản phẩm vắc xin của lần đánh giá công nhận.

Nếu tính cho một doanh nghiệp có hàng trăm sản phẩm và cả ngành chăn nuôi, thú y có hàng ngàn cơ sở sản xuất thì chi phí này đã mất tới hàng trăm tỉ đồng" - các hội và hiệp hội lý giải.

Các hội và hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cho chỉnh sửa theo hướng "áp dụng đồng loạt không tính thuế giá trị gia tăng với các sản phẩm chăn nuôi đang ở dạng sơ chế bảo quản" trong Luật Thuế giá trị gia tăng. Trước mắt, trong thời gian chờ sửa luật thì tạm dừng chưa thực hiện quy định này đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Việt Nam nhập hơn 200.000 tấn thịt gà, kiến nghị hạn chế nhập khẩu gà đông lạnhViệt Nam nhập hơn 200.000 tấn thịt gà, kiến nghị hạn chế nhập khẩu gà đông lạnh

TTO - Theo trưởng đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 10 tháng đầu năm nay Việt Nam nhập khoảng 211.000 tấn thịt gà, trong khi đó nguồn cung gà trong nước đang dồi dào, do đó cần hạn chế nhập khẩu gà đông lạnh.

Bạn đang đọc bài viết "Thịt nhập 'đe dọa' ngành chăn nuôi, 4 hiệp hội cùng đứng đơn kiến nghị" tại chuyên mục Kinh tế. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh