shunshine group

Hướng tiếp cận mới phát huy Di sản trong thời đại số

26/09/2023 13:55

Lần đầu tiên, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV mở cửa rộng rãi Không gian bảo quản di sản Mộc bản triều Nguyễn cho công chúng tiếp cận. Đặc biệt hơn còn được Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đầu tư, nâng cao sự thu hút bằng các trải nghiệm công nghệ cao.

Có thể kể đến những trải nghiệm thu hút như xem clip tranh cát kể chuyện về quá trình hình thành Mộc Bản bằng Hologram để hiểu về nguồn gốc và quá trình lịch sử hình thành nên Mộc Bản Triều Nguyễn; Công nghệ 3D Mapping để xem quy trình biên soạn và khắc in Mộc bản; Sử dụng công nghệ thực tế ảo VR 360 quét mã QR Code để xem thông tin trưng bày trực tiếp bằng ứng dụng trên các thiết bị công nghệ, giúp người xem có thể nhìn thấy hình ảnh, đọc nộI dung và tìm hiểu về Mộc bản.

hinh-1-1695710965.jpg

Công nghệ VR giới thiệu về câu chuyện mộc “Chiếu Dời đô”

Ngoài ra, tại sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” được diễn ra vào cuối tuần qua, với sự tài trợ từ quỹ VINIF phối hợp tổ chức từ Công ty Truyền thông Sự kiện Santani đã trình diễn tiếc mục múa “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự kết hợp giữa nhóm múa nghệ thuật và màn hình led thể hiện quá trình Khởi - Thành - Phát của Mộc bản, phác họa lại hành trình tạo tác, bảo tồn và phát huy của Mộc Bản được chuẩn bị một cách công phu lấy cảm hứng từ sự phát triển của Mộc Bản, là cầu nối bảo tồn, lưu trữ qua thời gian, phát huy trong kỷ nguyên 4.0.

- Khởi: Tượng trưng cho sự ra đời, biên soạn, khắc in Mộc bản.

- Thành: Xâu chuỗi hoàn thành công việc thu thập Mộc bản trải qua bao biến thiên của lịch sử và được cán bộ, nhân viên Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV giữ gìn, bảo tồn, phục hồi tại trung tâm lưu trữ Quốc gia IV ngày nay.

- Phát: Biểu tượng cho sự ứng dụng công nghệ số VR 360 để phát huy, lan tỏa giá trị Mộc bản đến với công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Màn trình diễn được thể hiện sinh động hơn với âm nhạc, ánh sáng và đặc biệt là màn hình led thể hiện bối cảnh xã hội triều Nguyễn bằng tranh cát, đã kể lên một câu chuyện Mộc bản đầy sống động, đem lại nhiều bất ngờ đến với người xem. Nhờ sự dàn dựng của đạo diễn Nguyệt Quế, trang phục Chiêu Minh Các , biên đạo múa Ngọc Xuân và tranh cát từ họa sĩ Trí Đức, hiệu ứng màn hình Thanh Sơn là sự tập hợp của những nghệ sĩ múa để chung tay làm nên một tác phẩm ý nghĩa.

2-1695710993.png

Tiết mục múa “Hành trình di sản trong thời đại số” - Đạo diễn Nguyệt Quế, biên đạo múa Ngọc Xuân, hiệu ứng tranh cát họa sĩ Trí Đức

Với hy vọng cùng tạo ra 1 câu chuyện lịch sử văn hoá theo cách thể hiện giải trí cao giúp nhiều tầng lớp, thế hệ dễ tiếp cận, thích thú thưởng thức để đưa công cuộc phát huy tài liệu lưu trữ của Việt Nam, cụ thể là Mộc Bản ngày một đi sâu vào đời sống của thế hệ trẻ ngày nay.

Đây là sự kiện mở đầu quá trình quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giúp Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, gần gũi và bổ ích của khách du lịch, các chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt là thế hệ trẻ khi đặt chân đến Đà Lạt. Hơn nữa, sự kiện mong muốn sẽ định hướng, thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cho các tỉnh thành trên cả nước.

Trong sự kiện còn có các hiệp hội tôn vinh văn hóa Việt tại các nước như Hiệp hội  APCV tại thủ đô Paris – Pháp đến tham dự bày tỏ sự ấn tượng khi xem và được hiểu hơn về lịch sử Việt Nam, chị rất mong muốn được giới thiệu sự kiện này tại Pháp cho các thể hiện trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp hiểu hơn về cội nguồn và lịch sử dân tộc mình.

hinh-3-1695711007.jpg

Chị Nguyễn Đức Thu Dung – chủ tịch hiệp hội APCV hội tôn vinh văn hóa Việt tại Pháp chụp cùng PCT UBND tỉnh Lâm Đồng - ông Phạm S và Thứ trưởng Bộ Nội Vụ - ông Nguyễn Duy Thăng.

Khối tài liệu gồm 33.971 tấm, là nguồn tư liệu tin cậy, còn khá nguyên vẹn để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị khối mộc bản này, bên cạnh các hình thức truyền thống, Trung tâm đã từng bước đổi mới và mở rộng hình thức quảng bá, giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước thông qua việc ứng dụng công nghệ số.

“Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo các trung tâm lưu trữ quốc gia vừa phải làm tốt công tác bảo quản các tài liệu lưu trữ quốc gia, vừa phải phát huy nguồn di sản quý này. Các trung tâm lưu trữ quốc gia cũng tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây là hoạt động vô cùng có ý nghĩa, vừa thể hiện truyền

Sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” đã đánh dấu cho một bước chuyển biến mới của công tác tiếp cận di sản Mộc Bản - những bản gốc tài liệu, có giá trị đặc biệt về lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng,… đã được ngành Lưu trữ qua các thời kỳ tập trung quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị một cách thống nhất, có hiệu quả góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham quan không gian bảo quản và phát huy Mộc Bản tại Trung tâm lưu trữ IV, số 2 Yếu Kiêu, phường 5, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khách tham quan sẽ được miễn phí vé vào cửa bắt đầu từ đầu tháng 10.2023.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

img-3934-1695711138.JPG

PCT UBND tỉnh Lâm Đồng - ông Phạm S phát biểu tại sự kiện

img-3807-1695711106.JPG
img-3932-1695711126.JPG

Mai Thanh

Bạn đang đọc bài viết "Hướng tiếp cận mới phát huy Di sản trong thời đại số" tại chuyên mục Văn hóa. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0937636383hoặc gửi về địa chỉ email (nhipsongdothi.vn@gmail.com).  
#hungthinh